Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

0

Cập nhật vào 09/07

Đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sẽ là cơ hội cực kỳ tốt để bạn có thêm những thông tin hữu ích về nhà tuyển dụng, đồng thời ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Cuối mỗi buổi phỏng vấn, một số nhà tuyển dụng chủ động “nhường sân” cho bạn với những lời đề nghị như “Bây giờ, bạn có thể hỏi những vấn đề mình quan tâm” hoặc “Bạn có câu hỏi nào không?”. Đây không những là tiêu chí để bạn tìm hiểu thêm về công việc mà nó còn là cách để nhà tuyển dụng đánh giá sự sắc sảo của bạn đó nhé.

Dù bạn muốn hay không, mỗi câu hỏi bạn đưa ra có khả năng sẽ phản ánh hiểu biết của bạn về công ty, sự quan tâm của bạn tới vị trí tuyển dụng và cả đạo đức nghề nghiệp của bạn. Vậy làm sao để đặt câu hỏi một cách khôn ngoan và để lại ấn tượng tốt với người phỏng vấn?

Những câu hỏi không nên bỏ qua khi tìm công việc mới

Dưới đây là những vấn đề bạn nên hỏi và không nên hỏi khi người phỏng vấn đổi vị trí với bạn để có hiệu quả tốt nhất, nâng cao cho bạn kỹ năng phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao năng lực của bạn.

1. Vì sao vị trí này lại trống?

Vị trí tuyển dụng là mở mới hay thay thế người cũ. Lý do người cũ không còn làm là gì, do được thăng chức hay nghỉ việc? Việc tìm hiểu về vị trí sẽ khiến bạn có được cái nhìn rõ hơn và hiểu được nhà tuyển dụng mong muốn gì ở vị trí này.

Tìm hiểu thêm Thói quen sử dụng điện thoại có hại

2. Khó khăn nhất của vị trí này là gì?

Tìm hiểu quan điểm từ phía nhà tuyển dụng, nhà quản lý sẽ giúp bạn lường trước được các khó khăn bạn có thể phải đối mặt trong công việc, và các kỹ năng, phẩm chất cần thiết để có thể làm tốt công việc này.

3. Công ty có đặt ra mục tiêu gì cho vị trí này trong 6 tháng tới không?

Hiểu được mục tiêu đặt ra của công việc giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh và mục tiêu cụ thể. Qua đó so sánh với năng lực của bản thân để biết rằng mình có phù hợp với vị trí này không.

4. Cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào?

Bạn sẽ làm việc ở bộ phận nào, có bao nhiêu nhân sự và báo cáo trực tiếp cho ai? Đây là câu hỏi cần thiết để biết về môi trường làm việc của vị trí bạn đang ứng tuyển.

Đồng thời, hãy tìm hiểu về vai trò của bộ phận này giữ vai trò gì trong công ty và mối liên hệ với các phòng ban khác như thế nào. Điều này giúp bạn hiểu hơn về cơ cấu công ty cũng như những mối quan hệ mà bạn sẽ phải thiết lập trong tương lai.

5. Bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng là gì?

Biết được bạn đang ở bước nào của quy trình tuyển dụng sẽ giúp bạn biết được thời gian có kết quả từ nhà tuyển dụng cũng như chuẩn bị được tâm lý kỹ càng hơn cho những vòng tiếp theo.

Tham khảo thêm Giúp bạn đẩy lùi áp lực công việc

6. Phong cách văn hóa công ty mình như nào?

“Văn hóa của công ty, nó là gì? Với một số công ty dễ dàng sử dụng những cụm từ nhất định để nói về văn hóa của họ như “cứng nhắc”, “đề cao sáng tạo”, hay “cởi mở”. Thông thường những từ này được dùng để mô tả về các nhà lãnh đạo công ty hoặc những điều họ theo đuổi, nhưng không phải lúc nào chúng cũng dễ dàng chuyển tải thành thông điệp rõ ràng.”

“Bằng cách hỏi về những phẩm chất cần thiết cho sự thành công, bạn có khả năng kích hoạt người phỏng vấn cung cấp cho bạn những chi tiết cụ thể mà từ đó áp dụng cho bản thân và nhiệm vụ của mình trong nền văn hóa đó, chứ không phải là khuôn mẫu chung cho mọi công ty”, ông nói. Đồng thời nhà nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là người muốn hướng đến thành công thay vì chỉ tìm một công việc trả lương đều đều.

7. Động lực để thúc đẩy khả năng và sự sáng tạo của nhân viên trong công ty là gì?

Các công ty có quyền đặt những nhân viên của họ lên hàng đầu hay bất kỳ đâu trong cuộc chơi kinh doanh của mình. Họ làm điều này như thế nào? “Những lợi ích tài chính như chia sẻ lợi nhuận, tăng quyền lợi, tiền thưởng là những động lực có sức mạnh lớn”, Melancon chia sẻ. “Nhưng lợi ích phi tài chính lại càng sụt giảm theo ngày tháng như các bữa ăn miễn phí, những giờ hạnh phúc và hoạt động ngoại khóa cùng công ty.
Đây lại là những cách thức định hướng văn hóa công ty, giữ cho đội ngũ nhân viên của họ cảm giác năng động, thích thú và có động lực làm việc.”

Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn đầy ấn tượng này sẽ là một “đòn quyết định” có tác động trực tiếp đến người đang phỏng vấn bạn. Anh ta sẽ thực sự bất ngờ và thấy hứng thú để kết hợp với bạn. Chắc chắn anh ta sẽ nói cho bạn những suy nghĩ của anh ta và sẽ hỏi bạn những thông tin mà anh ta muốn biết thêm về bạn trước khi bắt đầu sự hợp tác lâu dài và thú vị.

Trên đây mới chỉ là một vài gợi ý hay ho, sẽ đánh trúng tâm lý của nhà tuyển dụng muốn tìm được ứng viên tiềm năng cho vị trí mà mình đang tuyển.Tùy thuộc vào thời gian cũng như tình hình thực tế trong buổi phỏng vấn mà bạn có thể lựa chọn câu hỏi phù hợp để đưa ra, chắc chắn bạn sẽ ghi điểm và trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng đấy nhé.

Bài viết được chia sẻ bởi Thanh Trúc, làm việc tại Đại lý chính thức của Nội thất Hòa Phát. Nếu bạn có nhu cầu mua ghế làm việc văn phòng, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu ghế văn phòng Hòa Phát đẹp được cung cấp bởi Noithathoaphat.pro.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.