Cập nhật vào 19/09
Để hạn chế stress ghé thăm, bạn cần tạo cho mình những suy nghĩ và hành động, thói quen tích cực hơn cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày đấy nhé.
Trong guồng quay cuộc sống và công việc hiện đại như hiện nay, mỗi người đều phải chịu đựng một lượng stress nhất định, áp lực công việc, vấn đề an ninh, những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế, chính trị… khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Việc để bị stress quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe đấy.
Liệu bạn có biết stress có thể dẫn tới cao huyết áp, trầm cảm và thậm chí là các triệu chứng đau tim không? Nếu đã biết thì chắc chắn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thay đổi để làm giảm stress và quản lý stress là một việc quan trọng mà bạn cần ưu tiên thực hiện trong cuộc sống của mình.
Sau đây là một số cách có tác dụng giảm stress cực kỳ hiệu quả:
Tham gia vào lớp yoga

Yoga không chỉ giữ cho cơ thể thon gọn mà còn cải thiện tính linh động, dẻo dai. Ngoài ra nó cũng giúp bạn đối phó với sự căng thẳng và các chứng viêm. Mức độ viêm mãn tính cao được gắn liền với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, hen suyễn và trầm cảm.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, những người tập yoga thường xuyên sẽ có mức độ viêm nhiễm ít hơn và có khả năng kiểm soát, chịu được các yếu tố gây stress cao hơn.
Nội thất cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên. Một văn phòng có không gian đẹp sẽ giúp nhân viên sáng tạo và đỡ bị Stress hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu văn phòng của bạn đang có ý định thay mới nội thất, bạn có thể tham khảo ngay bàn ghế văn phòng làm việc Đức Khang.
Học cách kiểm soát công việc

Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này – nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn.
Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress.
Cười thường xuyên

Bạn đã hiểu hết các ý nghĩa của nụ cười chưa? Mỗi khi bạn cười, oxy sẽ được tăng cường đến các cơ quan của cơ thể, lưu lượng máu tăng lên và căng thẳng “bốc hơi”.
Trong thực tế, chỉ cần nghĩ đến cười là đủ để giảm nồng độ hormone căng thẳng của bạn. Vậy nên bạn có thể xem những bộ phim hài, tán gẫu cùng bạn bè để tận hưởng những trận cười sảng khoái, cười tẹt bô đẩy lùi căng thẳng bạn nhé.
Học hít thở sâu, đều đặn

Những người tập yoga đều biết đến việc hít thở sâu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Các bài tập về thở hoặc thậm chí chỉ hít thở sâu vài cái cũng giúp làm giảm căng thẳng và giải tỏa stress, giúp chúng ta bình tĩnh. Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của Đại học Harvard, các bài tập thở đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cho một vài cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do stress: làm giảm huyết áp, và thậm chí còn có thể thay đổi trạng thái của một số gien.
Ngủ sâu, ngủ đủ giấc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.
Một nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp.
Ăn kẹo cao su

Chỉ cần một miếng kẹo cao su mang mùi vị yêu thích nhất của bạn là đã có thể làm cho một ngày tồi tệ trở nên nhẹ nhàng hơn rồi.
Một nghiên cứu từ tạp chí Appetite cho thấy những người nhai kẹo cao su sẽ có khả năng tập trung hơn, giảm cảm giác lo lắng, hồi hộp và có lượng cortisol (loại hormone gây stress) thấp hơn so với những người không nhai kẹo. Điều này là do hoạt động nhai của miệng có tác động đẩy máu lên não, khiến chúng ta tỉnh táo, cảm thấy vui vẻ hơn, và “đánh lạc hướng” những nỗi lo.
Nhâm nhi tách trà

Trong một nghiên cứu tại Đại học College London, 75 tình nguyện viên đã được cho uống trà để chế ngự cơn stress. Nghiên cứu cho thấy, sau khi uống trà, nồng độ cortisol của những người này đã giảm từ 47% xuống còn 27% so với những người không uống trà.
Khi cảm thấy căng thẳng và có nguy cơ stress, bạn tạm dừng công việc trong giây lát và uống một tách trà để giảm stress nhé.
Đi bấm huyệt

Bấm huyệt có tác dụng giảm căng thẳng rất nhanh chóng và hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông – Khi bấm huyệt, bạn có thể cấp tốc giảm được đến 39% sự căng thẳng đang chế ngự.
Để “cấp cứu” cho cơn stress ập đến, bạn nên xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ giữa ngón và ngón trỏ trong vòng 20 đến 30 giây. Thật là đơn giản và dễ thực hiện, nhưng hiệu quả giảm căng thẳng đáng nể lắm đó bạn.
Ăn socola
Bạn đừng quên thông tin rằng socola và cacao nằm trong danh sách những món ăn giảm stress hiệu quả. Chất Flavonoid có trong ca cao giúp thư giãn các mạch máu trong cơ thể của bạn để có thể làm giãn động mạch, giảm huyết áp – Một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã phát hiện ra điều tuyệt vời này.
Chocolate đen hoặc bột ca cao có nhiều hợp chất giúp giảm căng thẳng hơn là chocolate sữa.
Giải pháp sắc màu

Luôn để một vài cây bút màu sẵn sàng trên bàn làm việc để bạn có thể “trị stress” bất cứ khi nào cảm thấy bồn chồn.
Vẽ vời những thứ mà mình yêu thích có thể khiến chúng ta cảm thấy yên bình, hạnh phúc hơn, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu này đã được công bố trong cuốn Art Therapy: Journal of the American Art Therapy Association.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Thiết kế văn phòng tiện lợi.
Nghe nhạc
Nhạc cổ điển có tác dụng xoa dịu đặc biệt: làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và thậm chí giảm cả nồng độ hormone gây stress. Tuy nhiên, bất cứ loại nhạc nào bạn thích cũng sẽ khiến não bộ có cảm giác thoải mái dễ chịu như dopamine.
Do đó, âm nhạc không chỉ giúp xoa dịu các lo lắng khó chịu hàng ngày mà còn đặc biệt có ích đối với những người đang gặp phải các sự kiện dễ gây căng thẳng.
Các hoạt động cảm xúc
Oxytocin, được biết đến với tên gọi “hormone âu yếm” hay “hormone tình yêu”, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng oxytocin làm giảm căng thẳng và lo lắng trong môi trường xã hội.
Trong một nghiên cứu năm 2007, các nghiên cứu đã tiến hành cách ly một loại chuột đồng ra khỏi bố mẹ, anh chị em của chúng. Những con chuột bị cô lập bắt đầu có dấu hiệu của sự căng thẳng, lo lắng và những triệu chứng này giảm bớt sau khi chúng đã được tiêm oxytocin.
Cơ thể tự nhiên sản xuất oxytocin trong các hoạt động liên quan đến tình dục, tình cảm, khi phụ nữ sinh sản và cho con bú. Đồng thời, “hormone tình yêu” này cũng có thể tiết ra trong những tiếp xúc vật lý đơn giản, chẳng hạn như một cái ôm thân thiện hoặc những va chạm, âu yếm. Thậm chí, việc chơi với một chú chó cưng cũng có thể tăng mức độ oxytocin, theo một nghiên cứu công bố trong tạp chí, theo một nghiên cứu được công bố trong các tạp chí Hormones and Behavior.
Vận động nhiều hơn
Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi.
Cortisol có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan. Theo Debbie Mandel, tác giả của “Turn On Your Inner Light: Fitness for Body, Mind and Soul, tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins, chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.
Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả.
Suy nghĩ lạc quan hơn
Sự lạc quan có thể giúp bạn chống lại các tác động tiêu cực của stress. Thật là quan trọng nếu như xung quanh bạn có những người bạn hay đồng nghiệp vui vẻ và suy nghĩ tích cực. Nếu họ thiếu tự tin, chắc chắn điều đó sẽ làm bạn khó mà thư giãn được.
Trò chuyện
Nhiều liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như một biện pháp kiểm soát stress nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu, trong đó trò chuyện là một biện pháp tốt. Khi trò chuyện, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.
Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp nhóm, nhưng đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng.
Tham khảo thêm Cách bày trí văn phòng cho lãnh đạo giúp công việc thuận lợi
Cuộc sống và công việc có thể sẽ gây cho bạn nhiều áp lực, căng thẳng, stress, nhưng cũng chính từ những áp lực đó nếu bạn biết cách thay đổi, học cách thư giãn, tìm những điều mới mẻ từ chính công việc, thói quen hàng ngày thì bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều cách đơn giản để thư giãn đầu óc và cơ thể của bạn.