Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời

0

Cập nhật vào 09/02

Cuộc sống vốn là một chuỗi những lựa chọn, trong đó, không phải lựa chọn nào chúng ta cũng đúng. Có những sự lựa chọn khiến cuộc đời chúng ta thăng hoa nhưng cũng có lựa chọn khiến ta ôm nuối tiếc và ân hận suốt cả cuộc đời.

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi nhưng lại chưa có đủ trải nghiệm để biết rằng đâu mới là điều thực sự quan trọng đối với mình. Mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.

Chọn “lẽ” để “sống”

Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau. Vì vậy đây được coi là lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Sự thành bại, tốt xấu… của đời người phụ thuộc ở việc trong những thời khắc có ý nghĩa quyết định, bạn có vượt qua được những dục vọng tầm thường để kiên định với lẽ sống mình đã chọn hay không.

Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Chọn “người” để “lấy”

Chọn “người” để “lấy” là việc bạn lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời. Trong cuộc đời có rất nhiều kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tri kỷ…) nhưng trong số đó, để lựa chọn được một người “bạn đời” và việc làm khó nhất.

Dù là nam hay nữ, để có thể chọn được người bạn đời đúng đắn, bạn cần phải xác định “mình muốn có một gia đình như thế nào”. Chọn bạn đời không chỉ dựa vào tình yêu bởi tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí.

Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

Chọn “việc” để “làm”

Một môi trường làm việc tốt không chỉ là nơi chúng ta kiếm tiền mưu sinh cho cuộc sống mà còn phải là nơi ta có cơ hội học tập và phát triển, đồng thời được ghi nhận những cô gắng của mình.

Một công việc tốt cũng không phải là một ngành nghề được coi là “thời thượng” mà là công việc ta yêu thích, là công việc ta có thể phát huy được hết năng lực của bản thân.

Trong thực tế không hiếm những người tốt nghiệp cùng ngành học có năng lực giỏi như nhau nhưng sau một thời gian ra trường đã có hai cuộc đời khác nhau, tương lai cũng khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn được đúng công việc, bạn cần xác định “làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất” (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội). Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một kế toán trưởng để luôn vùi đầu vào các báo cáo tài chính, trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh… Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời

Chọn “thầy” để “học”

Bạn không nhất thiết phải tới trường nhưng trong cuộc đời mình lúc nào bạn cũng phải “học” Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:

Thầy cô giáo: Cha ông ta có câu “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Thực tế tương lai chúng ta ảnh hưởng rất nhiều bởi kiến thức, hành vi của người thầy trong lứa tuổi cắp sách tới trường. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách: Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Những trải nghiệm: Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Thần tượng: Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình. Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet: Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại. Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

Bài viết liên quan: Vững vàng như những mầm cây, con nhé!

Khi tôi 20 thật ngốc ngếch, chẳng biết gì.

Chọn “bạn” để “chơi”

Người phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” . Điều này chứng tỏ mối quan hệ bạn bè có tầm quan trọng không nhỏ hình thành lối sống và chân dung của mỗi người.

Trong đời người, có rất nhiều kiểu bạn, có bạn xã giao, bạn ngoại giao, lại có bạn tâm giao, bạn tri kỷ. Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người, là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.