Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết dạy con biết “cảm ơn” và “xin lỗi”

0

Cập nhật vào 17/10

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì trách nhiệm của cha mẹ ngoài việc cho con ăn uống đầy đủ, cho con đi học thì việc dạy con cách ứng xử sao cho lịch sự là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Một trong số đó là dạy con biết cách nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành lúc chỗ, đúng lúc. Dạy con biết cảm ơn và xin lỗi giúp trẻ hình thành được nhân cách ngay từ khi còn nhỏ.

1. Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi hoặc biết cảm ơn đúng lúc

Cảm ơn và xin lỗi là những lời nói vô cùng cần thiết và quan trong trong cuộc sống. Cha mẹ cần phải dạy con cách sử dụng 2 từ này đúng lúc đúng chỗ để đảm bảo lịch sự trong khi giao tiếp. Khi trẻ mắc lỗi và biết xin lỗi người khác hoặc trẻ được một ai đó tặng quà, giúp đỡ mà trẻ biết nói lời cảm ơn chân thành thì cha mẹ cần khen ngợi khích lệ và động viên con.

Cha mẹ có thể chia sẻ với con bất cứ ai đều có những lỗi lầm nhưng nếu chúng ta dám nhận lỗi và xin lỗi thì vô cùng dũng cảm, chứng tỏ con trưởng thành và con sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn trong tương lai. Tuy nhiên cha mẹ càn chú ý là khen ở mức độ vừa phải, không nên lúc nào cũng khen con khi con nói “cảm ơn” hay “xin lỗi” bởi như vậy khiến trẻ vô hình chung mặc định đó là chuyện dĩ nhiên phải có.

Dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai

Dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai

2. Nói tròn câu khi cám ơn hoặc xin lỗi

Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” vô cùng quan trọng trong các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Nhiều người đã từng nói rằng chỉ cần nhìn vào một người có hay nói 2 từ này không thì biết họ là con người như thế nào. Chính bởi vậy cha mẹ ngoài việc dạy con biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc thì còn cần biết nói tròn câu, có kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng, chân thành nhất.

Chẳng hạn ví dụ ông bà cho cháu kẹo thì cháu phải nói: “con cảm ơn ông bà” chứ không thể chỉ nói “cảm ơn”. Khi cảm ơn hay xin lỗi mà có danh xưng thì người nhận sẽ cảm nhận được sự chân thành từ người nói và dễ dàng tha thứ nếu trẻ đang mắc lỗi gì đó. Khoa học đã chứng minh, ở độ tuổi này bé có khả năng tư duy và ghi nhớ rất tốt, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với tiếng anh ngay từ bây giờ. Nếu mẹ không có nhiều thời gian để kèm con học mẹ có thể tham khảo tại địa chỉ Gia Sư Việt

3. Đặt tình huống đế dạy trẻ cư xử

Dạy con nói “cảm ơn” hay “xin lỗi” thông qua những tình huống giả định đem lại kết quả khá cao. Cha mẹ có thể ngồi trò chuyện với con và đưa ra những câu hỏi tình huống như: Nếu ai đó trả con món đồ con vừa làm rơi thì con sẽ nói câu gì? Nếu vào ngày sinh nhật, bạn bè tặng quà cho con con sẽ nói gì? Khi con chẳng may làm bẩn vở của bạn, con sẽ nói gì? Khi con ham chơi, không chịu học bài thì con sẽ nói gì với bố mẹ…?

Cha mẹ và con có thể cùng nhau đặt những tình huống giao tiếp

Cha mẹ và con có thể cùng nhau đặt những tình huống giao tiếp

Hàng loạt những tình huống được đặt ra, lưu ý là nên đặt những tình huống gần gũi với cuộc sống và có thể xảy ra để trẻ có thể ứng dụng vào thực tiễn. Cách dạy này giúp trẻ biết phải nói “cảm ơn” hay “xin lỗi” trong những trường hợp nào. Mẹ xem thêm: 8 phép lịch sự bố mẹ cần dạy con khi đến chơi nhà người khác

4. Cha mẹ là tấm gương sáng của con

Cha mẹ không thể nào bắt con làm một việc gì khi mà chính cha mẹ cũng không làm được điều đó. Nhiều người lớn cứ nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì nhưng thật ra trẻ rất hay quan sát bố mẹ và có xu hướng làm theo, nói những lời bố mẹ hay nói. Nếu bố mẹ có thói quen nói “cảm ơn” và “xin lỗi” thì cũng sẽ hình thành thói quen tốt đó cho con nhỏ. Chính bởi vậy muốn dạy con thì trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng để con có thể noi theo và học hỏi.

Dạy trẻ nói lời “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” không phải là việc khó nhưng cần sự kiên trì nhẫn nại và tinh tế từ cha mẹ. Qua việc giáo dục trẻ những điều này, chúng ta cũng giúp trẻ gián tiếp thể hiện tình cảm đối với cha mẹ và mọi người xung quanh. Đó là điều rất cần thiết trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.