Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mách mẹ 10 bí quyết xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

0

Cập nhật vào 09/02

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là cả một nghệ thuật. Với thời tiết giá rét như hiện nay thì điều này càng khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ đến mùa lạnh mà trẻ bị ngạt mũi thì bạn phải làm sao? Sau đây chúng tôi xin mách mẹ 10 bí quyết xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

1. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngạt mũi ở trẻ

Ngạt mũi thường liên quan đến đường hô hấp. Thế nhưng, vẫn còn có những căn bệnh khác mà ngạt mũi là dấu hiệu để nhận biết. Thế nên mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó tìm ra biện pháp xử trí phù hợp.

Ngạt mũi do cảm lạnh

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thì đây thường là nguyên nhân chính. Mẹ quan sát xem bé có những dấu hiệu khác như sốt nhẹ, ho, nóng người, hắt hơi, sổ mũi….không.

Dị ứng

Nếu trẻ bị dị ứng thì ngoài ngạt mũi còn có các biểu hiện khác như hắt hơi, sổ mui, ngứa, đỏ đầu mũi hay đỏ mắt.

Cảm cúm

Tình trạng này là khi bé bị nặng hơn kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, lạnh người, đau họng, chóng mặt, khó thở và chán ăn.

Có dị vật trong mũi

Trẻ bị vướng dị vật vào mũi gây khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi hay chảy máu nguy hiểm.

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi và cách phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi vì rất nhiều lý do

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi vì rất nhiều lý do

2. Chia sẻ 10 bí quyết xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Những biện pháp chữa ngạt mũi dưới đây hướng đến sự đơn giản và tự nhiên nhất. Hi vọng các mẹ có thể thực hiện một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.

Xông hơi

Cách này có thể thực hiện ngay trong lúc tắm hoặc nấu một ít nước với các loại lá thảo dược để xông hơi cho trẻ. Hơi nước nóng có thể làm loãng các dịch nhờn trong mũi, trẻ sẽ cảm thấy thông thoáng dễ thở hơn. Nhưng lưu ý là đối với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên bạn không nên dùng hơi nước quá nóng hay đậm mùi dễ dẫn đến khó thở.

Nước muối

Cách này an toàn và phổ biến nhất trong việc chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh. Các mẹ mua thuốc nhỏ mũi sinh lý hay nước biển dùng cho trẻ có bán tại các hiệu thuốc. Lưu ý là nên có sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc chuyên dùng cho trẻ và mua tại nơi uy tín. Sau đó, mẹ đặt bé nằm ngửa để nhỏ nước muối vào các bên mũi của trẻ được dễ dàng. Chỉ nên nhỏ mỗi bên một giọt là đủ.

Hơi tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ kích thích các mạch máu giãn nở, hít thở dễ dàng hơn từ đó trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng ngạt mũi khó chịu. Biện pháp áp dụng là mẹ chỉ cần đốt tinh dầu bạc hà trong phòng. Mùi nhẹ nhàng không cần quá mạnh. Nếu thấy trẻ có tình trạng thở khó khăn hơn thì ngưng đốt ngay.

Điều chỉnh tư thế nằm của trẻ

Trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi không nên kê cao gối phần đầu của trẻ lên như với người lớn được. Chúng ta nên đặt bé chỉ hơi cao phần đầu nhưng không quá chênh lệch với cổ tránh làm ảnh hưởng đến bé. Sử dụng gối có chất liệu mềm mại để đảm bảo giấc ngủ và sự an toàn cho bé. Mẹ cũng có thể dùng hai mu bàn tay day nhẹ cánh mũi của trẻ sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu ngoài ngạt mũi mà trẻ có kèm thêm một số dấu hiệu khác như sổ mũi, sốt cao, dịch nhầy đóng đờm,..thì mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Mẹ nên tìm hiểu kỹ những cách xử trí khi bé bị ngạt mũi

Mẹ nên tìm hiểu kỹ những cách xử trí khi bé bị ngạt mũi

Giữ ấm đúng cách cho trẻ

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm và việc chăm sóc cũng không đơn giản. Nhất là vào mùa đông thì trẻ dễ bị lạnh rất dễ bị sốt nếu không được giữ ấm đúng và đủ. Mẹ nên chủ động giữ ấm cho trẻ nhất là các bộ phận như bàn chân, cổ, ngực, lòng bàn tay. Lúc ngủ nên tránh để quạt chiếu thẳng vào bé. Hạn chế để điều hòa ở nhiệt độ thấp. Vào mùa hè khi trẻ nằm điều hòa không nên đưa trẻ ra ngoài trời đột ngột dễ làm bé sốc nhiệt vì thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Cho trẻ bú đúng cách

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thì mẹ nên để bé bú ngắt quãng, bú nhiều lần và trong những lúc bé muốn đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ. Ngạt mũi rất khó chịu nên mẹ hãy làm sạch mũi cho trẻ trước để bé bú được thuận tiện hơn.

Hạn chế để thú nuôi đến gần trẻ

Đối với các loại thú nuôi như chó, mèo thì chúng rất dễ rụng lông. Và dù cho chúng có được vệ sinh tắm rửa hàng ngày thì trẻ sơ sinh vẫn không nên chơi gần vì lông hoặc các vi khuẩn có thể khiến trẻ ngạt mũi nặng hơn. Thậm chí tình trạng bệnh có thể biến chứng xấu đi thành hen suyễn.

Matxa ngực bằng tinh dầu bạc hà

Ngoài tinh dầu bạc hà thì mẹ cũng có thể dùng tinh dầu quế để matxa ngực cho trẻ. Những tác động này sẽ giúp điều hòa khí huyết, hỗ trợ tốt trong việc hô hấp của trẻ.

Tắm bằng nước ấm cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh thì khi bị ngạt mũi không hẳn kiêng tắm đã là tốt. Bởi khi kiêng tắm thì lại vô tình ủ bệnh cho trẻ, các vi khuẩn có hại tồn tại xung quanh bé. Thế nên mẹ cần làm sạch cơ thể của trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió. Nên tắm càng nhanh càng tốt sau đó lau khô cơ thể, mặc kín đồ trước khi đưa trẻ ra ngoài.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.