Cập nhật vào 18/07
Thường xuyên bị stress sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng khôn lường khi bị stress kéo dài.
Stress là trạng thái suy nhược thần kinh khi phải chịu quá nhiều áp lực. Stress có thể là căn nguyên gây ra những căn bệnh nghiêm trọng nếu như bạn không biết cân bằng và ngăn chặn ngay từ đầu:đột quỵ, tiểu đường, suy hô hấp, mất ngủ…
1. Khiến tinh thần trở nên tồi tệ
Người bị stress do công việc thường bị nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Biểu hiện nặng thường là hay lo âu, mất tập trung chú ý, mất hết sự tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, lạm dụng rượu hay chất gây nghiện, trầm cảm, tự tử.
Stress khiến cho tinh thần trở nên tồi tệ
Nếu người bị stress tại không được chữa trị kịp thời thường sẽ có những hậu quả như: bị rối loạn tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Tinh thần người bị stress nặng thường kiệt quệ, họ không còn sức lực để lo cho người thân và gia đình. Họ rất dễ giận, mất kiên nhẫn, buồn, kiệt sức, mất thích thú, quá mệt mỏi, giảm sự hưng phấn và hứng thú với cuộc sống hàng ngày.
Góc quảng cáo: Mỗi nhân viên trong văn phòng đều cần có một không gian riêng để làm việc được hiệu quả. Vì vậy, nhiều văn phòng đã lựa chọn giải pháp sử dụng vách ngăn văn phòng. Bạn có thể tham khảo ngay giá vách ngăn văn phòng Đức Khang.
2. Sức khỏe suy giảm trầm trọng
Người bị stress nặng cơ thể sẽ có những lối loạn nghiêm trọng: loét dạ dày, tá tràng, suyễn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, rối loạn cơ xương… Đặc biệt là những biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe như sau:
Có dấu hiệu tâm thần
Người bị stress thường xuất hiện những biểu hiện như: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm… Đây chính là những dấu hiệu của bệnh lý về tâm thần. Người bị Stress nặng bị mất ngủ thường xuyên nên não trở nên kém linh hoạt, thậm chí là bị tổn thương nghiêm trọng. Giấc ngủ hàng ngày không đảm bảo, vừa mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu nên người bệnh thường rất mệt mỏi.
Các hormone do Stress gây ra khiến cho cơ thể bị rơi vào tình trạng bị kích thích quá mức, làm gián đoạn sự cân bằng giữa hai trạng thái ngủ – thức. Sự căng thẳng thường trực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo khiến bạn làm việc không thể tập trung. Vì mất ngủ, tinh thần mệt mỏi nên trí nhớ bị suy giảm, kém tập trung. Lâu dần, dẫn đến tình trạng rối loạn về tâm lý khiến người bệnh không kiềm chế cảm xúc, dễ cáu giận, nổi nóng vô cớ với, tâm lý chán nản và bắt đầu xa rời những mối quan hệ hiện tại đang có.
Mắc bệnh tim mạch
Người bị stress nặng còn có thể bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực… Bởi vì, khi bị stress, tim giải phóng hormone cortisol, làm xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Đây chính là lý do người bị stress là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Mắc bệnh về đường tiêu hóa
Bị Stress làm cho các hormone có chức năng tăng cường lưu thông máu giảm xuống rõ rệt. Vì vậy, dạ dày không được cung cấp đủ máu thường xuyên, dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Thậm chí, là có thể bị viêm loét dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Chứng bệnh thường gặp nhất của người stress là bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều trường hợp là bị hội chứng ruột bị kích thích (IBS). Các dấu hiệu thường thấy có thể bao gồm các cơn đau quặn bụng hoặc bụng khó chịu, kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, bụng thường xuyên bị trướng. Các bệnh về tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng… là những chứng bệnh không thể tránh khỏi của người bị stress lâu ngày.
Tìm hiểu cụ thể hơn về mối liên hệ giữa Stress và bệnh đau dạ dày trong bài viết: Stress có gây ra tình trạng đau dạ dày không.
Khiến cơ quan nội tạng hoạt động kém đi
Khi bị stress thì tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhận được ít năng lượng hơn khi cơ thể phải tập trung đối phó với căng thẳng. Đây là lý do gây ra tình trạng khó tiêu, đau đầu, ốm vặt thường xuyên và những hậu quả đáng tiếc khác.
Tăng, giảm cân thất thường
Trong đa số các trường hợp, căng thẳng sẽ gây tăng cân, nhưng một số người lại bị giảm cân. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với những tình huống căng thẳng của bạn.
Thậm chí nếu bị căng thẳng và bạn ăn ít hơn nhưng vẫn tăng cân, nguyên do là vì năng lượng được sử dụng để tiêu hóa thức ăn bây giờ được dùng để đối phó với sự căng thẳng.
Tham khảo thêm: bài tập tốt cho sức khỏe
Ảnh hưởng đến hệ cơ
Stress khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao đồng thời cơ thể giải phóng lượng hormone nhiều hơn bình thường. Tất cả những điều này tác động lên hệ cơ xương khớp gây cảm giác căng cứng, đau nhức, đi lại khó khăn.
Ảnh hưởng đến da
Stress khiến da sẽ đột ngột nổi mụn. Điều này có thể do sự thay đổi hormone gây ra bởi stress. Sự căng thẳng tạo ra bởi những rối loạn cảm xúc đó có thể làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Khi các chất béo và chất bẩn tích tụ nhiều ở lỗ chân lông và tạo nên mụn đầu đen và mụn nhọt, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa
Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Ở những người có bệnh tiểu đường, stress có thể làm nặng thêm bệnh. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến nồng độ đường huyết vì sẽ làm thay đổi một phần công việc chăm sóc bệnh thường ngày, ví dụ tập luyện nhiều hơn hay ít đi, ăn nhiều hơn hay ít đi, quên hoặc không kiểm tra đường huyết…
Tìm hiểu thêm Cách đơn giản hạn chế stress ở dân văn phòng
Stress có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, do vậy bạn cần duy trì một đời sống tinh thần lạc quan vui vẻ và yêu đời, hạn chế tối đa tình trạng stress, đặc biệt là stress lâu dài để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.