Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn phải làm thế nào?

0

Cập nhật vào 18/05

Trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn là hiện tượng khá phổ biến. Lồi rốn mặc dù không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ những nó khiến trẻ tự ti khi trưởng thành vì sự mất thẩm mỹ. Vậy phải làm sao khi trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn? Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho câu hỏi này.

Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lồi rốn và cách ngăn chặn trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn sau đây:

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường bị lồi rốn

trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn 1

Vặn mình liên tục là một trong những nguyên nhân gây ra lồi rốn ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lồi rốn ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nguyên nhân được coi là phổ biến nhất là do trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ, trẻ ưỡn khóc, rặn mình những lúc đi vệ sinh. Do cấu tạo cơ thể trẻ vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, thành bụng xung quanh khu vực rốn vẫn mỏng. Hiện tượng vặn mình, uốn người thường xuyên khiến rốn của trẻ ngày càng lồi cao hơn. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì rốn sẽ không thể nào quay về lúc ban đầu. Rốn của trẻ sẽ lồi vô cùng mất thẩm mỹ cho tới khi trưởng thành và mãi về sau. Như đã nói ở trên, lồi rốn không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ những sẽ khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin rất nhiều khi trưởng thành. Bởi vậy khi con có những hiện tượng bất thường thì cha mẹ cần nhanh chóng điều chỉnh kịp thời, giúp con có sức khỏe tốt, phòng ngừa lồi rốn hiệu quả.

2. Cách ngăn chặn trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn hiệu quả

Đây là một trong những điều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Để giúp trẻ không vặn mình, uốn người thường xuyên dẫn đến lồi rốn, mất thẩm mỹ thì những lúc trẻ vặn mình cha mẹ cần chú ý và thực hiện một số biện pháp sau:

+ Dùng một thẻ nhựa hình tròn hoặc đồng xu đem gói trong miếng gạc sạch sẽ rồi đặt lên vùng rốn của trẻ. Sau đó mẹ có thể dùng băng dính cố định thẻ nhựa hay đồng xu đó, chú ý luôn quan sát để nhỡ khi những vật đó rơi ra cần sắp xếp, cố định lại. Khi trẻ tắm thì cha mẹ có thể bỏ ra, đợi trẻ khô người rồi mới băng lại. Việc thực hiện việc này thường xuyên sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng lồi rốn do vặn mình, uốn người liên tục.

Xem thêm:

trẻ sơ sinh vặn mình bị lồi rốn 2

Mẹ cần dỗ dành yêu thương khi trẻ quấy khóc

+ Nếu trẻ khóc to, khóc nhiều thì cha mẹ cần dỗ dành, yêu thương, ôm con vào lòng để trẻ cảm nhận được sự che chở và dần nín lại. Khi trẻ không khóc nhiều thì rốn cũng không có cơ hội lồi lên trên.

+ Rặn mình khi đi vệ sinh là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhiều cha mẹ không để ý nên đã dẫn đến tình trạng con bị lồi rốn. Để ngăn chặn điều này thì cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ rặn nhiều thì mẹ có thể nấu cho con ăn súp khoai lang hay súp đu đủ cũng rất hiệu quả.

Uốn khóc, rặn mạnh khi đi vệ sinh hay vặn mình là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lồi rốn. Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh tham khảo, giúp ngăn chặn hiện tượng lồi rốn ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Thông thường, hiện tượng rốn lồi sẽ tự nhỏ lại và trở về bình thường, nhưng nếu như rốn trẻ vẫn căng phồng to lên và có dấu hiệu mỗi lúc một to hơn, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Được tổng hợp bởi songtre.info

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.