Cập nhật vào 07/12
Stress là một hệ quả của cuộc sống bận rộn, căng thẳng và cạnh tranh. Vậy ảnh hưởng của stress đối với cuộc sống của bạn như thế nào.
Street gây căng thẳng, mệt mỏi rất ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn bao gồm cả làn da, mái tóc, móng tay…Không biết từ khi nào, căng thẳng, stress đã trở thành 1 yếu tố gắn liền với cuộc sống của chúng ta, do đó bạn cần phải xử lý tình huống stress, căng thẳng của mình và loại bỏ hẳn nó ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Bạn nên có cách chữa bệnh stress ngay khi thấy mình có các dấu hiệu bệnh.
1. Ảnh hưởng xấu của stress tới sức khoẻ tinh thần, kiệt sức về thể chất
Những ảnh hưởng xấu của stress bắt đầu bằng triệu chứng sớm của stress thường là nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, lạm dụng rượu hay chất gây nghiện, trầm cảm, tự tử.
Đặc biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng nguy cơ bị sai lầm, nhất là trong môi trường làm việc nguy hiểm hay cần duy trì sự chú ý cao độ. Stress trong công việc cũng làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp. Nếu stress không được giải quyết, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức liên tục về mặt thể chất và tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng.
Stress ảnh hưởng mạnh tới tinh thần và thể chất
Những triệu chứng này sẽ dẫn đến các rối loạn mãn tính về sức khỏe, suy giảm trầm trọng khả năng tham gia cuộc sống hằng ngày. Những người bị stress cũng thường để stress tác động tới đời sống gia đình do họ dễ bị kích thích, dễ giận, mất kiên nhẫn, buồn, kiệt sức, mất thích thú, quá mệt mỏi, giảm tình dục, ảnh hưởng đến sự chăm sóc con cái và đến quan hệ với các thành viên khác trong gia đình.
Về biểu hiện trên cơ thể, stress có liên quan đến các rối loạn như bệnh phổi, tim mạch, ung thư, tai nạn và tự tử, làm trầm trọng hơn các bệnh lý như loét dạ dày, tá tràng, suyễn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, rối loạn cơ xương…
2. Ảnh hưởng của stress khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ
Khi chúng ta stress, rất khó để giữ cho tâm trí chúng ta bình tĩnh và chìm vào giấc ngủ như thường lệ. Việc mất ngủ khi thần kinh đang kích thích thì không có gì là bất thường. Nhưng một khi triệu chứng mất ngủ kéo dài triền miên thì sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, dễ cáu gắt và còn bị stress hơn nữa. Nếu không được điều trị kịp thời, chứng mất ngủ sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khoẻ khác nữa, bao gồm: trầm cao, hồi hộp và các bệnh về tim.
Hậu quả của stress khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ
3. Gây đau đầu do ảnh hưởng của stress
Khi chúng ta bị stress, cơ thể giải phóng những hóc-môn gây ra những biến đổi trong mạch máu ở khắp cơ thể. Những biến đổi này gây ra đau đầu và căng thẳng. Stress cũng khiến chúng ta khó giải quyết những cơn đau đầu vốn có do chúng làm giảm ảnh hưởng của thuốc.
Xem thêm những ảnh hưởng xấu của Stress:
4. Tác động xấu đến làn da đến làn da
Làn da phản ánh rất khách quan tình trạng sức khoẻ của chúng ta. Khi chúng ta stress, cơn stress sẽ tạo ra những phản ứng hoá học trong cơ thể, khiến làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm hơn và có mức độ phản ứng cao hơn. Các hóc-môn stress ảnh hưởng tới làn da bằng cách làm cho những vấn đề về da trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như: mụn, vết nám, vết thâm,… đồng thời làm cho làn da trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
Ảnh hưởng của stress khiến da nhiều mụn, vết nám, vết thâm