Cập nhật vào 07/12
Hiện nay tình trạng trầm cảm sau sinh lại khá phổ biến, chiếm khoảng 13% các bà mẹ sau khi sinh con. Nhiều trường hợp các bà mẹ bi trầm cảm nặng dẫn đến giết hại con mình. Hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh và cách phòng tránh hiệu quả.
Theo khảo sát 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” với những biểu hiện như: có tâm trạng buồn và chán, khó khăn trong giấc ngủ, dễ bị kích thích, sự ngon miệng thay đổi, có vấn đề về sự tập trung chú ý.
Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormon ngay sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc một căn bệnh đó là trầm cảm sau sinh. Nào hãy cùng tham khảo nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh và cách phòng tránh bệnh sau đây:
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh của các bà mẹ
Sinh lý thay đổi đột ngột: Trong quá trình mang thai và sau khi sinh nồng độ hormon trong máu của phụ nữ thay đổi đột ngột. Nồng độ estrogen và progesterone giảm đáng kể, nồng độ hormone tuyến giáp thyroid cũng giảm. Chính những hormone này giảm đã làm cho tâm sinh lý của phụ nữ thay đổi trở nên buồn chán, mệt mỏi.
Đồng thời, đối tượng phụ nữ sau sinh dễ bị trầm cảm do yếu tố khách quan từ gia đình như: Thiếu sự quan tâm và chia sẻ của người chồng, gia đình, người thân trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Đặc biệt là những phụ nữ trẻ nuôi con một mình.
Tâm lý làm mẹ: Sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Những đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, tâm lý tự ti, chán nản vì ngoại hình xấu đi và không còn hấp dẫn nữa.
Tâm lý làm mẹ và thiếu thốn sự quan tâm của người thân là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ
Sức khỏe bị suy nhược do thức khuya chăm con, người luôn trong tình trạng mất ngủ, mệt mỏi và buồn chán bản thân. Làm cho tinh thần căng thẳng, suy nhược
Di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.
Tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan trên đã vô tình làm cho những bà mẹ trẻ hiện nay tạo thành một áp lực tâm lý nặng nề trong suốt thời gian dài và nguy cơ bị trầm cảm xảy ra. Ngoài ra để có cái nhìn sâu rộng hơn về căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: bệnh trầm cảm sau sinh.
Vậy làm cách nào để các bà mẹ sau sinh có thể phòng tránh các hiện tượng của bệnh trầm cảm xảy ra với mình?
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh cho các mẹ bỉm sữa
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tính mạng của con mình. Để có thể phòng tránh trước các hiện tượng trầm cảm sau sinh, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân người mẹ mà cả sự quan tâm của người chồng, bố mẹ, người thân hai bên gia đình nhằm giúp các bà mẹ bỉm sữa vượt qua được giai đoạn đầu sau sinh khó khăn này:
Đối với các thành viên trong gia đình. Đặc biệt người chồng cần quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với các bà mẹ sau sinh nổi đau và động viên tinh thần kịp thời để các mẹ bỉm sữa không còn cô đơn. Đồng thời hỗ trợ vợ chăm con để người phụ nữ sau sinh có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe và ổn định thần.
Đối với bản thân người mẹ: Trong giai đoạn ở cử, các mẹ bỉm sữa nên nghỉ ngơi và ăn uống đều độ đảm bảo sức khỏe và tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Vấn đề tâm lý rất quan trọng: Cần chuẩn bị tâm lý làm mẹ ngay từ đầu, phải chấp nhận ngoại hình mình sẽ thay đổi sau sinh và đừng lo lắng sẽ nhanh lấy lại vóc dáng sau gia đoạn ở cử nếu có chế độ tập luyện phù hợp.
Đặc biệt, các bà mẹ cần có tình yêu thương con vô điều kiện. Xem việc chăm sóc con là việc làm thiêng liêng của thiên chức làm mẹ. Cần lấy niềm vui và sức khỏe của con là hạnh phúc của bản thân. Với tâm lý này, các mẹ sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn, lúc này sẽ không còn tâm lý nghỉ đến bản thân . Vì vậy những thay đổi nhỏ sau sinh sẽ không làm bạn buồn chán được và bạn sẽ không rơi vào trầm cảm.
>> Cách chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh
Được tổng hợp bởi songtre.info